Post a Tweet on Twitter twitter.com

Cười đau ruột với "cảnh nóng" đầu đời của các nàng

Trước khi "cảnh nóng" của hai vợ chồng diễn ra suôn sẻ, chị đã khiến anh tròn mắt khi đạp bay chồng xuống đất...

9 kiểu đàn ông Việt mà phụ nữ luôn coi thường

Bên cạnh những mẫu đàn ông khiến chị em phụ nữ "đổ gục" ngay từ lần đầu gặp gỡ thì cũng có không ít kiểu đàn ông khiến phái đẹp khinh thường.

Bảy nguyên tắc thời trang nên phá bỏ

7 nguyên tắc thời trang bạn nên "phá bỏ" ngay bây giờ

"Nguyên tắc là để phá bỏ". Trong thời trang cũng vậy, phá vỡ nguyên tắc đôi khi lại là cách hiệu quả nhất để bạn được là chính mình.

Xúc động với loạt ảnh "chó hạnh phúc bên chủ vô gia cư" chạm tới trái tim nhiều người

Dù phải sống trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn nhưng những chú chó trung thành vẫn gần gũi, quấn quít bên người chủ vô gia cư.

Ngắm gái xinh là vì sức khỏe

Các chàng ngắm gái xinh là vì tốt cho sức khỏe :)) Lý do là đây :))

Hiển thị các bài đăng có nhãn the-gioi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn the-gioi. Hiển thị tất cả bài đăng

Trung Quốc muốn chế tạo tàu ngầm có thể tới bờ biển Mỹ trong chưa tới 2 giờ

Đi từ Thượng Hải tới San Francisco trong chưa đầy 2 giờ nghe có vẻ không tưởng, nhưng Trung Quốc tin rằng nước này sẽ thiết kế thành công một phương tiện dưới nước có thể biến ý tưởng đó thành hiện thực.

Trung Quốc muốn chế tạo tàu ngầm có thể tới bờ biển Mỹ trong chưa tới 2 giờ
Trung Quốc muốn phát triển tàu ngầm siêu thanh.

Trung Quốc đã tiến gần hơn một bước nhằm chế tạo một tàu ngầm siêu thanh vốn có thể đi từ Thượng Hải tới San Francisco chỉ trong 100 phút.

Công nghệ mới, được một nhóm các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân phát triển, giúp một tàu ngầm hoặc một ngư lôi di chuyển ở tốc độ cực cao dưới nước - khoảng 5.800 km/h.

Li Fengchen, một giáo sư về thiết kế và máy móc di động, cho hay phương pháp sáng tạo của nhóm là tạo một “bong bóng khí” cần thiết cho một cuộc di chuyển nhanh dưới nước. Tàu ngầm sẽ nằm trọn trong bong bóng khí này để tránh lực cản của nước.

Trung Quốc muốn chế tạo tàu ngầm có thể tới bờ biển Mỹ trong chưa tới 2 giờ
Thiết kế tàu ngầm thông thường (trên) và tàu ngầm siêu thanh của Trung Quốc (dưới).

Ý tưởng trên được dựa trên định nghĩa “siêu bong bóng” của Liên Xô, vốn bao gồm việc thiết kế một bong bóng khí khổng lồ quanh một vật thể để tránh ma sát và giúp di chuyển nhanh dưới nước.

Về mặt lý thuyết, một phương tiện siêu thanh di chuyển với vận tốc lên tới 5.800 km/h đồng nghĩa với việc một chuyến đi xuyên Thái Bình Dương chỉ mất 100 phút, trong khi một hành trình xuyên Đại Tây Dương chỉ mất chưa tới 1 giờ.

Nhưng dù có nhiều tiến bộ, giáo sư Li cho hay vẫn còn nhiều trở ngại quan trọng mà các nhà khoa học phải vượt qua, như việc kiểm soát thiết bị lái chính xác và tạo một động cơ đủ khỏe để có thể chịu được toàn bộ quá trình hoạt động.

Nhiều thông tin chi tiết liên quan tới công nghệ trên hiện vẫn còn chưa rõ ràng, vì dự án được xem là một bí mật quân sự.

Đã xuất hiện những lo ngại rằng công nghệ trên có thể được sử dụng để phát triển các vũ khí thậm chí nguy hiểm hơn.

Công nghệ “siêu bong bóng” vẫn được sử dụng để tạo ra các ngư lôi di chuyển nhanh và các vũ khí khác. Mỹ, Nga, Đức và Iran cũng đang nghiên cứu về vấn đề này.

Theo dantri.com


Israel, Palestine nhất trí ngừng bắn lâu dài tại Gaza

Israel và các nhóm vũ trang Palestine tại Gaza hôm qua đã nhất trí một lệnh ngừng bắn dài hạn, chấm dứt 7 tuần chiến sự vốn khiến hơn 2.200 người thiệt mạng.

Israel, Palestine nhất trí ngừng bắn lâu dài tại Gaza
Người Palestine ăn mừng thỏa thuận ngừng bắn.

Lệnh ngừng bắn, do Ai Cập làm trung gian, có hiệu lực từ 19h ngày 26/8 giờ địa phương.

Giới chức Palestine cho hay đề xuất ngừng bắn của Ai Cập kêu gọi chấm dứt lâu dài các hành động thù địch, mở cửa ngay lập tức các biên giới giữa Gaza với Israel và Ai Cập, và mở rộng khu vực đánh bắt tại Địa Trung Hải của Gaza.

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã tuyên bố chấp nhận lệnh ngừng bắn trên truyền hình quốc gia.

Phong trào vũ trang Hồi giáo Hamas cho biết thỏa thuận là một "thắng lợi cho cuộc kháng chiến".

Theo các điều kiện của lệnh ngừng bắn, Israel sẽ nới lỏng việc phong tỏa Gaza để cho phép vận chuyển viện trợ và vật liệu xây dựng, giới chức Israel cho hay.

Các cuộc đàm phán gián tiếp về các bất đồng khác, trong đó Israel kêu gọi các nhóm vũ trang tại Gaza từ bỏ vũ khí, sẽ bắt đầu tại Cairo, Ai Cập trong vòng 1 tháng.

Israel và các nhóm vũ trang Palestine cũng sẽ thảo luận việc xây dựng một cảng biển và một sân bay tại Gaza và phóng thích khoảng 100 tù nhân.

Israel và Ai Cập được cho là đang yêu cầu các đảm bảo rằng vũ khí không bị buôn lậu vào Gaza.

Mỹ đã lên tiếng ủng hộ thỏa thuận trên, khi phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết: "Chúng tôi rất ủng hộ tuyên bố ngừng bắn".

Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng hoan nghênh lệnh ngừng bắn. Nhưng trong một tuyên bố qua phát ngôn viên, ông Ban cảnh báo rằng "bất kỳ nỗ lực hòa bình nào mà không giải quyết gốc rễ của cuộc khủng hoảng sẽ không có ích lợi gì mà chỉ tạo điều kiện cho vòng bạo lực tiếp theo".

Israel, Palestine nhất trí ngừng bắn lâu dài tại Gaza
Hầu hết những người thiệt mạng trong chiến sự tại Gaza là dân thường.

Kết thúc chiến dịch quân sự kéo dài 7 tuần

Israel đã phát động chiến dịch tấn công dải Gaza vào ngày 8/7 nhằm chấm dứt các vụ bắn rocket từ Gaza vào lãnh thổ nước này.

Chiến dịch sau đó được mở rộng sang việc phá hủy các đường hầm mà các phong trào vũ trang Palestine sử dụng cho các cuộc tấn công xuyên biên giới.

Ít nhất 2.140 người, hầu hết là dân thường đã thiệt mạng tại Gaza, theo Bộ y tế Palestine.

Giới chức Israel cho hay 64 binh sĩ nước này đã thiệt mạng trong chiến dịch, cùng với 3 dân thường Israel, và một công dân Thái Lan.


Chiến tranh VN nằm trong loạt ảnh gây sốc cả thế giới

Các bức ảnh có thể trở thành tấm gương phản chiếu những nỗi sợ hãi sâu thẳm nhất của chúng ta, mang lại cho chúng ta niềm hy vọng về nhân loại. Nó có thể thay đổi thế giới.

Nhiếp ảnh là một phương tiện truyền thông mạnh mẽ. Những bức ảnh có thể phơi bày sự thật và thể hiện cảm xúc mà ngôn từ không bao giờ diễn đạt nổi. Các bức ảnh có thể trở thành tấm gương phản chiếu những nỗi sợ hãi sâu thẳm nhất của chúng ta, mang lại cho chúng ta niềm hy vọng về nhân loại. Nó có thể thay đổi thế giới.

Từ năm 1942, giải thưởng báo chí Mỹ Pulitzer đã được trao cho những bức ảnh xuất sắc nhất và các danh mục ảnh chụp mỗi năm. Giải thưởng Pulitzer thường được trao cho các nhiếp ảnh gia tin tức, trong số những bức ảnh đoạt giải, có một số bức ảnh mang tính biểu tượng cao nhất.


Trang Business Insider đã lựa chọn, tập hợp 15 bức ảnh từng đoạt giải Pulitzer đại diện cho một số trong những câu chuyện tin tức quan trọng nhất và những khoảnh khắc lịch sử của 72 năm qua - những bức mà các nhà báo Business Insider cho rằng đã làm chấn động cả thế giới.


Lưu ý rằng rất nhiều bức ảnh này lột tả về bạo lực, thương tích, và có cả những bức ảnh khoả thân. Trong số những bức ảnh danh tiếng này, có cả những bức ảnh chụp lại cuộc chiến tranh tàn khốc tại Việt Nam.

Chiến tranh VN nằm trong loạt ảnh gây sốc cả thế giới

Bức ảnh này được chụp bởi nhiếp ảnh gia Horst Faas, lột tả cảnh một người cha đang bế thi thể của con mình bên chiếc xe bọc thép trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam vào ngày 19/3/1964. Bức ảnh đã giành giải Pulitzer vào năm 1965.

Chiến tranh VN nằm trong loạt ảnh gây sốc cả thế giới
Bức ảnh của phóng viên ảnh huyền thoại Eddie Adams đã giành giải thưởng Pulitzer năm 1969, mô tả cảnh tượng viên tướng Việt Nam cộng hòa Nguyễn Ngọc Loan lạnh lùng chĩa súng bắn chiến sỹ cộng sản Nguyễn Văn Lém trên đường phố Sài Gòn vào năm 1968, trong những ngày đầu của cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968.

Chiến tranh VN nằm trong loạt ảnh gây sốc cả thế giới
Bức ảnh đoạt giải Pulitzer năm 1973 của phóng viên ảnh chiến trường Việt Nam Nick Ut. Bé gái Kim Phúc 9 tuổi bị cháy xém hết quần áo chạy và kêu thét trong sợ hãi khiến trái tim bao người xem bàng hoàng.

Chiến tranh VN nằm trong loạt ảnh gây sốc cả thế giới
Bức ảnh này đã mang lại giải thưởng Pulitzer cho Joe Rosenthal năm 1945, miêu tả Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ của Trung Đoàn 28, Sư Đoàn 5, đang nâng cao lá cờ Mỹ trên đỉnh núi Suribachi, Iwo Jima, vào ngày 23/2/1945.  Vị trí chiến lược này chỉ cách Tokyo 660 dặm, hòn đảo Thái Bình Dương đã trở thành địa điểm của một trong những trận đánh đẫm máu nhất, nổi tiếng nhất của Thế chiến thứ II tại Nhật Bản.


Chiến tranh VN nằm trong loạt ảnh gây sốc cả thế giới
Bức ảnh của Max Desfor đã giành giải thưởng năm 1951, miêu tả những người dân của Bình Nhưỡng, Triều Tiên, và những người tị nạn đến từ các khu vực khác nhau đang bất chấp nguy hiểm, cố vượt qua một cây cầu sụp đổ của thành phố khi họ chạy trốn qua sông Taedong để thoát khỏi quân đội Trung Quốc.


Chiến tranh VN nằm trong loạt ảnh gây sốc cả thế giới

Trong bức ảnh giành giải Pulitzer năm 1967 này, nhà hoạt động vì dân quyền James Meredith đang nhăn mặt đau đớn khi anh kéo lê mình qua Quốc lộ 51, sau khi bị bắn ở Hernando, bang Mississippi, vào mùa hè năm 1966. Meredith bị bắn khi đang dẫn đầu chiến dịch khuyến khích người Mỹ gốc Phi bỏ phiếu. Ông đã hoàn thành cuộc tuần hành từ Memphis đến Jackson, Mississippi, sau khi đã điều trị vết thương. Bức ảnh do Jack Thornell chụp. 

Chiến tranh VN nằm trong loạt ảnh gây sốc cả thế giới
Bức ảnh này được Neal Ulevich chụp vào năm 1976. Trong đó, thành viên của một nhóm chính trị Thái Lan đã tấn công vào thi thể một sinh viên đã treo cổ bên ngoài Đại học Thammasat ở Bangkok. Cảnh sát đã xông vào trường đại học sau khi các sinh viên yêu cầu trục xuất một cựu lãnh đạo quân sự. Bức ảnh đoạt giải Pulitzer năm 1977.


Chiến tranh VN nằm trong loạt ảnh gây sốc cả thế giới
Bức ảnh này được Ron Edmonds chụp vào năm 1981. Mật vụ Timothy J. McCarthy, cảnh sát Washington, Thomas K. Delehanty, và thư ký báo chí của tổng thống James Brady, đang nằm bị thương trên đường phố bên ngoài một khách sạn ở Washington sau những phát đạn của John Hinckley. Jr. John Hinckley đã đưa một khẩu súng lục len qua một nhóm người xung quanh và bắn sáu phát đạn vào Tổng thống Ronald Reagan. Brady, người bị tàn tật vĩnh viễn do các cuộc tấn công và sau này trở thành một người ủng hộ chính sách kiểm soát súng, đã qua đời hồi đầu tháng này ở tuổi 73.


Chiến tranh VN nằm trong loạt ảnh gây sốc cả thế giới
Bức ảnh do Jean-Marc Bouju chụp vào năm 1994 miêu tả hình ảnh một người phụ nữ gần như đang chết đói tại một trạm y tế tạm thời ở Ruhango, Rwanda, nơi có hàng ngàn người dân tị nạn từ cuộc chiến giữa quân đội chính phủ và phiến quân Rwanda. Không được chăm sóc y tế đầy đủ, các bác sĩ cho biết mỗi ngày có 20 đến 25 người ở Rwanda chết vì bệnh tật và đói.

Chiến tranh VN nằm trong loạt ảnh gây sốc cả thế giới

Binh lính Nhật Bản chết nằm rải rác tại đảo Tarawa ở Nam Thái Bình Dương vào ngày 11/11/1943, trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II. Một trận chiến đẫm máu xảy ra sau khi Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ xâm chiếm các đảo bị chiếm đóng của Nhật Bản. Đây là bức ảnh đoạt giải Pulitzer năm 1944 của Frank Filan.

Chiến tranh VN nằm trong loạt ảnh gây sốc cả thế giới
Một người đàn ông Iraq đứng trên đỉnh một chiếc xe đang cháy của quân đội Mỹ ở phía bắc thủ đô Baghdad, Iraq. Bức ảnh này do Muhammed Muheisen chụp, là một trong số 20 bức ảnh được thực hiện bởi 11 nhiếp ảnh gia trong suốt năm 2004 và đã đoạt giải Pulitzer năm sau.


Chiến tranh VN nằm trong loạt ảnh gây sốc cả thế giới
 Bức ảnh do John Moore thực hiện vào năm 2004, một tù nhân bị giam trong một xà lim nhỏ đặt ngoài trời, đang nói chuyện với một cảnh sát quân sự tại nhà tù Abu Ghraib ở ngoại ô Baghdad.


Chiến tranh VN nằm trong loạt ảnh gây sốc cả thế giới
Một người định cư Do Thái đang đơn độc đấu tranh với các sĩ quan an ninh Israel trong cuộc đụng độ nổ ra ở Amona, phía đông của thị trấn Ramallah Palestine, vào đầu năm 2006. Bức ảnh này được chụp bởi Oded Balilty và đoạt giải Pulitzer 2007 


Chiến tranh VN nằm trong loạt ảnh gây sốc cả thế giới
Nhiếp ảnh gia Adrees Latif của hãng tin Reuters đã đoạt giải Pulitzer ở hạng mục ảnh báo chí năm 2008 cho bức ảnh này. Phóng viên ghi hình Nhật Bản đã bị bắn trong một cuộc đàn áp của chính phủ vào những người biểu tình tại Myanmar. Phóng viên Kenji Nagai vẫn cố gắng ghi lại đoạn băng video bạo lực khi anh nằm bị thương sau khi bị cảnh sát bắn. Nagai cuối cùng đã chết vì các vết thương.


Chiến tranh VN nằm trong loạt ảnh gây sốc cả thế giới

Một cậu bé than khóc trong tang lễ của cha mình, ông Abdulaziz Abu Ahmed Khrer, người đã bị giết bởi một tay bắn tỉa quân đội Syria ở Idlib, miền Bắc Syria. Bức ảnh do Rodrigo Abd chụp là một phần trong loạt ảnh chụp từ Syria đã giành giải Pulitzer năm 2012.  


Chủ tịch EC: EU-Việt Nam cùng lạc quan hướng về phía trước

Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) José Manuel Barroso sẽ thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 25-26/8.

Chủ tịch EC: EU-Việt Nam cùng lạc quan hướng về phía trước


Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của ông Barroso với tư cách Chủ tịch EC, trong bối cảnh mối quan hệ giữa EU và Việt Nam đang phát triển tốt và phong phú, tạo cơ hội hợp tác mới trong nhiều lĩnh vực.

Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Bỉ đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch Barroso về mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam-Liên minh châu Âu (EU).

Chủ tịch EC Barroso cho biết đây là lần thứ hai ông đến Việt Nam với tư cách Chủ tịch EC. Kể từ lần đầu tiên đến Việt Nam vào tháng 11/2007, quan hệ song phương của hai bên đã phát triển mạnh mẽ và toàn diện.

Việc ký kết Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) vào năm 2012, do ông Barroso và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khởi động đàm phán, là một mốc quan trọng trong quan hệ EU-Việt Nam. Vì vậy, mục đích chuyến thăm Việt Nam lần này là nhằm củng cố các kết quả đạt được, khởi động và hợp tác theo lĩnh vực, cũng như đạt tiến triển trong đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA), được khởi động từ năm 2012, mốc quan trọng thứ hai trong mối quan hệ Việt Nam-EU.

Nếu hoàn tất, FTA sẽ tăng cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, tạo nhiều ưu đãi cho hàng xuất khẩu Việt Nam sang EU, cũng như tạo cho Việt Nam nhiều triển vọng trong nền kinh tế toàn cầu.

Người đứng đầu EC nhấn mạnh trong lĩnh vực kinh tế và thương mại, EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và đứng thứ hai về đối tác thương mại song phương. Trao đổi thương mại song phương EU-Việt Nam tăng gần 20% mỗi năm, đạt 27 tỷ euro (37 tỷ USD) trong năm 2013. EC và các nước thành viên EU cũng là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất của Việt Nam.

Trong giai đoạn 2014-2020, EC đã cam kết viện trợ không hoàn lại 400 triệu euro cho Việt Nam để phát triển đất nước, nhiều hơn 100 triệu so với giai đoạn 2007-2013.

Về chính trị, ông Barroso đánh giá cao vai trò của Việt Nam như một điều phối viên trong quan hệ giữa EU và ASEAN.

Theo Chủ tịch Barroso, kể từ khi Việt Nam mở cửa ra thế giới với chính sách "Đổi mới" và kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đất nước đã có một sự phát triển kinh tế ngoạn mục. Mức sống của người dân được cải thiện đáng kể. Lạm phát và tỷ giá hối đoái đạt được bình ổn là những thành tựu quan trọng.

Tuy nhiên, thành công này lại mở ra những thách thức mới cho Việt Nam, nước mới được xếp loại quốc gia thu nhập trung bình. Việt Nam phải thực hiện một cam kết vững chắc theo hướng công nghiệp hóa. Điều này đòi hỏi không chỉ phát triển về số lượng mà còn về chất lượng, bao gồm cả tự do hóa và hiện đại hóa nền kinh tế hướng tới một nền kinh tế thị trường thực sự đã được tích hợp đầy đủ trong thế giới toàn cầu. Đây là nơi mà các Hiệp định Thương mại Tự do đóng vai trò quan trọng.

Về vấn đề Biển Đông, ông Barroso khẳng định EU coi trọng hòa bình và ổn định trong khu vực. EU đang khuyến khích tất cả các bên tìm kiếm giải pháp hòa bình, thông qua đối thoại và hợp tác, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển và tiếp tục bảo đảm an toàn và tự do hàng hải.

Cuối cùng, ông Barroso cũng bày tỏ tin tưởng vào tiềm năng của Việt Nam và mối quan hệ song phương Việt Nam-EU, đồng thời hy vọng FTA EU-Việt Nam sớm được ký kết. Châu Âu và Việt Nam cùng lạc quan hướng về phía trước.

http://www.vietnamplus.vn/chu-tich-ec-euviet-nam-cung-lac-quan-huong-ve-phia-truoc/277677.vnp

Đoàn xe tị nạn ở đông Ukraine bị trúng rocket, nhiều người thiệt mạng

Nhiều người đã thiệt mạng khi một đoàn xe chở người tị nạn từ khu vực Luhansk tại miền đông Ukraine bị trúng rocket và súng cối, quân đội Ukraine cho biết.


Phát ngôn viên quân đội Ukraine Andriy Lysenko cho hay các thành viên phe ly khai được Nga vũ trang ngày 18/8 đã dùng súng cối và rocket Grad bắn vào một đoàn xe chở người tị tạn trên một con đường ở phía đông Luhansk.

Quân đội chính phủ đang bao vây Luhansk.

Ông Lysenko cho biết thêm, hàng chục dân thường đã thiệt mạng, trong đó có các phụ nữ và trẻ em.
"Đoàn xe mang cờ trắng và ký hiệu là xe dân sự", ông Lysenko nói.
Một phát ngôn viên quân đội khác nói mọi người đã bị thiêu sống bên trong xe của họ.
Vụ tấn công xảy ra gần ngôi làng Novosvitlivka. Ukraine đã cáo buộc các phần tử ly khai thân Nga đứng sau vụ tấn công, nhưng họ đã bác bỏ cáo buộc.
Một trang tin tức của phe ly khai cho biết đã xảy ra đọ pháo ác liệt trong khu vực.
Một phát ngôn viên của Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng, ông Andrei Purgin, bác bỏ thông tin rằng lực lượng ly khai đã tấn công đoàn xe.
"Chính người Ukraine đã liên tục ném bom con đường, sử dụng máy bay và tên lửa Grad. Dường như giờ đây họ đang sát hại nhiều dân thường giống như họ đã làm trong vài tháng nay", ông Purgin nói.

Tên lửa Grad do Nga chế tạo được cả 2 phe ở Ukraine sử dụng trong cuộc xung đột.

Các lực lượng Ukraine đã tiến vào các khu vực ngoại ô của Luhansk vốn do phe ly khai kiểm soát, nơi các mặt hàng thiết yếu đang cạn dần.
Pháo liên tiếp bị nã xuống Luhansk, một thành phố hiện chỉ còn 250.000 dân, nơi người dân đang thiếu trầm trọng nước sạch, thực phẩm và điện. Trước khi xung đột nổ ra, dân số của thành phố lên tới gần 420.000 người.
Hàng trăm dân thường đang chạy khỏi thành phối mỗi ngày khi lực lượng chính phủ Ukraine tiến sâu vào Luhansk.
Horlivka, thị trấn quan trọng do phe nổi dậy kiểm soát gần Donetsk, hiện đang bị bao vây, giới chức quân đội cho biết, trong một dấu hiệu nữa cho thấy phe ly khai đang mất ưu thế trong những ngày gần đây.
Hơn 2.000 người đã thiệt mạng kể từ giữa tháng 4, khi chính phủ Ukraine điều các binh sĩ để trấn áp lực lượng ly khai ở miền đông.
Trong khi đó, cuộc gặp 4 bên của các ngoại trưởng Nga, Đức, Pháp và Ukraina, tổ chức tại Berlin hồi cuối tuần qua, đã không đạt được tiến bộ gì về thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine.

Thống kê về xung đột ở đông Ukraine
- Ít nhất 2.119 người đã thiệt mạng kể từ giữa tháng 4, trong đó có ít nhất 20 trẻ em
- 5.043 người bị thương tính tới ngày 13/8
- Trung bình mỗi ngày xảy ra 60 thương vong
- 155.800 người bị mất nhà cửa
- 188.000 người đã chạy sang Nga
- 22.000 người đã chạy khỏi Donetsk và Luhansk chỉ trong thời gian 5 ngày hồi tuần trước.

Ukraine tuyên bố phá hủy đoàn xe quân sự của Nga

Căng thẳng tại khu vực miền Đông Ukraine vừa có một diễn biến mới đáng ngại khi chính quyền Kiev ngày 15/8 khẳng định đã phá hủy một phần đoàn xe quân sự Nga xâm nhập nước này. Tuy nhiên Mátxcơva phủ nhận việc đưa phương tiện và binh sỹ vào quốc gia láng giềng.

Ukraine tuyên bố phá hủy đoàn xe quân sự của Nga
Một xe quân sự Nga được nhìn thấy tại khu vực cách biên giới Ukraine chừng 30km hôm 15/8

NATO thì cáo buộc sự dính líu tích cực của Nga vào quá trình “gây bất ổn” tại miền Đông Ukraine, nơi các phần tử ly khai thân Nga đã giao tranh với lực lượng chính phủ Ukraine suốt 4 tháng qua.

Nhiều ngày qua, giữa hai quốc gia láng giềng này đã xảy ra nhiều tranh cãi quanh một đoàn xe quân sự mà Nga khẳng định là mang theo đồ viện trợ nhân đạo, hướng tới các thành phố do phe ly khai kiểm soát đang bị bao vây. Trong khi đó Kiev nghi ngờ rằng đây chỉ là một hành động ngụy trang cho việc hỗ trợ cho phe ly khai.

Dù vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã cam kết với người đồng cấp phía Mỹ Chuck Hagel rằng “không có binh sỹ nào của Nga tham gia vào đoàn xe nhân đạo, và cũng không có việc đoàn xe được sử dụng làm cái cớ cho những can thiệp quân sự sâu hơn vào Ukraine”, Lầu Năm Góc cho biết.

Phát biểu với thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko khẳng định các lực lượng pháo binh của Kiev đã phá hủy “một phần đáng kể” của một đoàn xe quân sự nhỏ xâm nhập vào nước này, thông báo của phủ Tổng thống Ukraine khẳng định.

Liên minh châu Âu cũng đã lên tiếng yêu cầu Nga “dừng ngay lập tức bất kỳ hành động khiêu khích nào tại biên giới, cụ thể là việc đưa vũ khí, các cố vấn quân sự và các binh sỹ vũ trang vào vùng chiến sự, đồng thời rút các lực lượng của nước này khỏi biên giới”.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã nhắc lại quan điểm trên trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong ngày 15/8, còn Tổng thống Pháp Francois Hollande kêu gọi Mátxcơva tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, và hai bên cần cố gắng hạ nhiệt “căng thẳng vốn đang lên rất cao”.

Tuy nhiên, trong thông báo được đưa ra hôm qua, Bộ quốc phòng Nga đã phủ nhận hoàn toàn việc một đoàn xe quân sự của nước này đã xâm nhập Ukraine như cáo buộc.
“Không hề có đoàn xe quân sự nào của Nga được cho là đã vượt qua biên giới Nga – Ukraine trong đêm hay giữa ban ngày, nó không tồn tại”, trung tướng Igor Konashenkov, người phát ngôn của Bộ quốc phòng Nga tuyên bố.

Theo vị tướng này, khả năng dễ xảy ra nhất đó là quân đội Ukraine đã “tưởng tượng” ra việc phá hủy đoàn xe đó, “thay vì chính những người tị nạn hay các binh sỹ của họ”.
“Những tuyên bố như vậy – vốn dựa trên sự tưởng tượng, hoặc nhận định được cho là chính xác của phóng viên – không thể trở thành đề tài cho một cuộc thảo luận nghiêm túc của các lãnh đạo hàng đầu bất kỳ quốc gia nào”, ông Konashenkov quả quyết.


Bánh mỳ Việt nằm trong số những loại bánh mỳ ngon nổi tiếng thế giới

Là một trong những món ăn đường phố được nhiều du khách đến với Việt Nam thưởng thức, bánh mỳ của Việt Nam được xếp vào danh sách những loại bánh mỳ ngon nổi tiếng trên thế giới.


Bánh Mỳ của Việt Nam

Bánh mỳ Việt nằm trong số những loại bánh mỳ ngon nổi tiếng thế giới

Món bánh mỳ của Việt Nam được miêu tả như một sự kết hợp sắc nét giữa hương vị và sư cách tân. Món ăn đã thay đổi hình thức thưởng thức bánh mỳ cổ điển. Bánh mỳ Việt Nam thường được kẹp thêm thịt gà hoặc thịt lợn được tẩm ướp kĩ càng trước khi được nướng. Khánh hàng có thể lựa chọn thêm các loại rau ăn kèm để món ăn được thêm phần hấp dẫn. Món sandwich đến từ Việt Nam này được cho là món bánh mỳ Châu Á được nhiều khách du lịch nước ngoài, đặc biệt là du khách Mỹ yêu thích. Thậm chí, đã có hẳn một sổ tay về món bánh mỳ của Việt Nam với tên gọi The Banh Mi Handbook đã được xuất bản và được bạn đọc yêu thích.


Sandwich Ý

Bánh mỳ Việt nằm trong số những loại bánh mỳ ngon nổi tiếng thế giới

Món bánh mỳ của cư dân vùng Địa Trung Hải đã làm say lòng không biết bao nhiêu thực khách trên thế giới với sự kết hợp tinh tế giữa những lát sandwich mềm xốp với những thành phần mang hương vị Ý chẳng hạn như thịt muối mềm, cá ngừ, pho mát hay một chút rau thơm cùng quả ô liu.


Sandwich kiểu Pháp

Bánh mỳ Việt nằm trong số những loại bánh mỳ ngon nổi tiếng thế giới

Những chiếc bánh mỳ theo kiểu Pháp luôn đặt tôn chỉ đơn giản chỉ với những nguyên liệu chính là bánh mỳ, thịt nguội, pho mát và một chút nước sốt, nhưng không vì thế món bánh kém đi phần hấp dẫn. Món sandwich này thực sự hết sức tiện lợi vì bạn có thể thưởng thức nó bất cứ khi nào bạn muốn như một món ăn nhanh, một món ăn đêm hoặc thậm chí là bữa ăn sáng. Món này thường được ăn kèm thêm một quả trứng ốp la để món bánh không còn trở nên khô khan.


Bánh mỳ Beirut, Brazil

Bánh mỳ Việt nằm trong số những loại bánh mỳ ngon nổi tiếng thế giới

Loại bánh mỳ này của Brazil khá là đặc biệt về cả hình thức lẫn lịch sử ra đời của mình. Trong cuốn sách Brazilian Barbecua & Beyond có nhắc đến thời gian ra đời của loại bánh này là vào những năm 1950, khi hai anh em người Syria sống ở Sao Paulo, Brazil vô tình nghĩ ra loại bánh này khi nhà hàng của họ hết loại bánh mỳ cắt lát bình thường. Thay vào đó hai an em nhà họ đã phục vụ thực khách trong nhà hàng của mình món bánh mỳ cắt lát kiểu Syria cùng với một chút mayonnaise, rau arugula, cà chua thái lát và thịt gà cay. Món ăn bất ngờ nhận được sự yêu thích và được cải tiến nhiều lần trở thành một món bánh mỳ phải thử một lần khi bạn đến Brazil.


Bánh mỳ Pita của Hy Lạp

Bánh mỳ Việt nằm trong số những loại bánh mỳ ngon nổi tiếng thế giới

Nhắc đến các món ăn của Hy Lạp chúng ta không thể nào không nhắc đến món thịt bò, thịt cừu hay thịt gà quay. Và món bánh mỳ pita của Hy Lạp đúng là thứ mà bạn đang tìm kiếm để có thể thưởng thức được một sự kết hợp xuất sắc của tất cả các nguyên liệu trên. Cái ruột rỗng của bánh mỳ pita sẽ được lấp đầy bằng một hỗn hợp salad dưa leo xắt mỏng, cà chua, hành tây, một chức nước xốt và không thể thiếu món thịt nướng dậy mùi cùng phô mai tươi.


Hơn 1000 người chết do Ebola, Châu Á chưa ghi nhận ca bệnh

Đến ngày 12/8, số tử vong do vi rút Ebola tại 4 nước Tây Phi là 1.031 ca tử vong trong tổng số hơn 1.800 ca mắc. Tại cả Châu Á chưa ghi nhận ca bệnh. Tổ chức y tế thế giới (WHO) nhận định dịch ít có khả năng lây lan vào Việt Nam.

Hơn 1000 người chết do Ebola, Châu Á chưa ghi nhận ca bệnh
Đại dịch ebola đang hoành hành các nước Tây Phi và Châu Âu

Sáng 12/8, tại cuộc họp báo thông tin về dịch bệnh Ebola, ông Kato Masaya, Điều phối kiểm soát bệnh truyền nhiễm thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng nguy cơ dịch Ebola xâm nhập vào Việt Nam là rất thấp. Vì vậy, công tác truyền thông cần chú trọng chính xác để phòng chống dịch tốt, không gây hoang mang trong cộng đồng.

Lý giải về nhận định này, ông Kato cho biết, đường lây truyền của vi rút Ebola là qua đường máu, dịch cơ thể nên chỉ có thể lây bệnh khi tiếp xúc trực tiếp qua tiếp xúc với người nhiễm vi rút có triệu chứng, người mắc bệnh tử vong, động vật nhiễm vi rút. Thứ hai là lây gián tiếp qua tiếp xúc với dịch xét nghiệm, nước mắt, nước tiểu, máu vướng ra môi trường, bàn, giường chiếu, quần áo, sữa mẹ. Vì thế, những người mẹ mắc bệnh Ebola cũng được khuyến cáo không nên cho con bú.

Thứ nữa là đến nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm Ebola, nguy cơ lây nhiễm lan tràn thấp vì chưa có nguồn xác định. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chuẩn bị rất tốt công tác ngăn chặn dịch bệnh nên nguy cơ thấp.

Ông Kato cũng khẳng định, việc lây nhiễm chỉ xảy ra khi người nhiễm vi rút có biểu hiện bệnh. Đến nay, căn bệnh này vẫn chưa có vắc xin hay phương pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị hỗ trợ, triệu chứng. Cả thế giới đang nỗ lực phát triển vắc xin, tuy nhiên rất khó có thể trả lời chính xác khi nào có vắc xin này trên thị trường.

Dù dịch bệnh tại 4 nước Tây Phi rất căng thẳng, đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn cầu nhưng WHO cũng không đưa ra khuyến cáo cấm du lịch đến các vùng dịch mà chỉ khuyến cáo người dân hạn chế đi đến các nước này. Bởi đến nay dịch bệnh vẫn chủ yếu diễn ra trong biên giới 4 nước này, có một vài ca từ châu Âu lây nhiễm là do làm việc, sinh sống trong vùng dịch. Còn khu vực châu Á đến nay chưa ghi nhận ca mắc bệnh nào.

Về người dân Việt Nam sống tại vùng dịch, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công điện gửi đến cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước Nigeria, Maroc, Guinea, Siriea Leone thông báo tình hình dịch. Đồng thời yêu cầu hướng dẫn công dân sinh sống tại các nước này phòng chống dịch; báo cáo số lượng người Việt Nam đang sinh sống tại đây và đã xác định 15 người Việt sinh sống tại Nigeria, trong đó 10 người sống trong vùng dịch, 5 người không bị ảnh hưởng bởi dịch. Điều may mắn đến nay cả 15 người đều không có dấu hiệu nhiễm bệnh. Bộ Ngoại giao cũng đã có liên lạc để hướng dẫn cách phòng nguy cơ lây nhiễm vi rút Ebola theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tại 3 quốc gia còn lại là Guinea, Liberia và Sierra Leone đến nay chưa có thống kê số người Việt Nam sinh sống tại đây.

Trước thông tin này, nhiều công dân Việt Nam đang sinh sống tại 4 nước Tây Phi đã liên lạc với Dân trí. Theo một bạn đọc, Tại Guinea có khoảng 25 người Việt, tại Liberia có khoảng 37 người Việt Nam đang làm việc, sinh sống.

TS Trần Đắc Phu cho biết, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cho các bộ ngành, Bộ Y tế cũng đã có công văn gửi Bộ Ngoại giao đề nghị Bộ Ngoại giao có những hướng dẫn cho người Việt trong vùng dịch phòng bệnh theo những hướng dẫn của Bộ Y tế.

Còn tại Việt Nam, công tác phòng chống nguy cơ xâm nhập dịch bệnh Ebola đã được triển khai từ rất sớm. Bên cạnh việc giám sát tại cửa khẩu nhập cảnh, các tình huống dịch cũng được đưa ra, phác đồ điều trị bệnh Ebola cũng được ban hành, sẵn sàng đáp ứng điều trị ngay khi có bệnh nhân đầu tiên.

Theo ông Phu, với những người nhập cảnh vào Việt Nam khi chưa có biểu hiện bệnh sẽ được theo dõi tại nhà. Khi có trường hợp nghi ngờ trước mắt sẽ được chuyển về cách ly tại những cơ sở có điều kiện tốt nhất.

Trước mắt tại Hà Nội, bệnh nhân sẽ đưa vào thẳng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương- nơi có điều kiện cách ly tốt nhất; miền Trung là vào Bệnh viện TW Huế, Đà Nẵng; miền Nam là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM và Bệnh viện Đa khoa TƯ Cần Thơ. Các tỉnh có bệnh nhân đưa về thẳng bệnh viện đa khoa tỉnh. Tất cả nhân viên y tế phải sẵn sàng ứng phó, luôn trong trạng thái thường trực tiếp nhận bệnh nhân. Tuy nhiên, yếu tố dịch tễ luôn được đặt lên hàng đầu với những ca nghi ngờ cần lấy mẫu xét nghiệm. Theo đó, chỉ những người đi từ vùng dịch, tiếp xúc với người từ vùng dịch có dấu hiệu mới cần lấy mẫu kiểm tra.


“Vì thế, người dân phải hiểu phải hiểu, nắm được thông tin để tránh hoang mang, lo lắng. Có không ít người gọi tôi hỏi về tình hình dịch bệnh và thuốc để phòng chống. Vi rút Ebola rất nguy hiểm nhưng không lây qua đường hô hấp mà lây trực tiếp qua tiếp xúc, tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc bị tổn thương, dịch tiết cơ thể, máu của người hoặc động vật nhiễm bệnh. Vì thế, nếu thực hiện nghiêm ngặt vệ sinh phòng bệnh sẽ hạn chế nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm chết người này. Để phòng bệnh, cần chú ý thực hiện vệ sinh cá nhân, môi trường: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn; vệ sinh nhà cửa…”, TS Phu nói.

Đại dịch Ebola và lời tiên tri đáng sợ của Vanga

Đại dịch Ebola ngày càng bùng phát mạnh mẽ khiến nhiều người rùng mình cho rằng lời tiên tri của bà Vanga đang linh ứng.

Đại dịch Ebola đang là cơn ác mộng của toàn cầu. Sau khi bùng phát gần 6 tháng, Ebola đã làm hơn 1.300 người bị nhiễm, cướp đi sinh mạng của ít nhất 729 người.

Virus Ebola gây ra những cục đông trong máu tạo thành các đốm đỏ, phồng rộp trên da người bệnh.

Đại dịch Ebola và lời tiên tri đáng sợ của Vanga
Đại dịch ebola đang lan tràn nhanh chóng và hiện vẫn chưa có vaxin
Điều này khiến nhiều người bắt đầu lo sợ vì lời tiên tri của Vanga có vẻ đang ứng nghiệm. Nhà tiên tri nổi tiếng đã từng phán: "Năm 2014 - Phần lớn loài người sẽ bị mắc chứng bệnh mưng mủ, ung thư da và các loại bệnh khác về da do hậu quả cuộc chiến tranh hóa học".

Nhà tiên tri Vanga cũng dự đoán thêm: "Năm 2016 - Châu Âu gần như không có người sinh sống".

Xuất phát từ 2 lời tiên tri này, nhiều người lo ngại liệu đại dịch Ebola có thể biến Châu Âu thành tử địa hay không?
Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn tới đại dịch Ebola không bắt nguồn từ chiến tranh hóa học như bà Vanga đã nói.

Ebola virus (EBOV) là virus gây bệnh sốt xuất huyết ở người và các loài linh trưởng. EBOV là một trong nhóm 4 tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất theo Tổ chức Y tế Thế giới Viện Y tế Hoa Kỳ/Viện Bệnh truyền nhiễm và Dị ứng Hoa Kỳ (National Institute of Allergy and Infectious Diseases).

Đại dịch Ebola và lời tiên tri đáng sợ của Vanga
Bệnh phát triển và tử vong chỉ trong vòng từ 8 đến 10 ngày

Dịch bệnh EVD được phát hiện lần đầu tại những bản làng xa xôi hẻo lánh tại khu vực Trung và Tây Phi, gần rừng nhiệt đới. Virus Ebola xuất hiện lần đầu tại Sudan và Cộng hòa Công Gô vào năm 1976.
Tại Công Gô, virus được phát hiện ở một ngôi làng ven sông Ebola, vì vậy người ta đặt tên là virus Ebola. Tại châu Phi, dơi ăn quả được xem là các vật chủ tự nhiên của virus này.

Một số đợt dịch gây tử vong rất cao, tới 90% qua đời trong số những người nhiễm virus. Năm này, sau khi bùng phát gần 6 tháng, Ebola đã giết chết 729 người vùng Tây Phi, nhiều người khác đang nguy kịch.
Triệu chứng của Ebola thường giống với những triệu chứng ốm, sốt như suy nhước, đau cơ, đau đầu và đau họng.

Đại dịch Ebola và lời tiên tri đáng sợ của Vanga
Đại dịch Ebola đang là nỗi hoảng sợ của loài người

Bệnh do virus gây ra thông qua các động vật hoang dã, và có thể lan truyền trực tiếp từ người sang người. Theo các chuyên gia, việc cách ly người bệnh với bên ngoài là phương tiện duy nhất để chặn đứng con đường lan truyền của virus. Hiện tại, chưa có bất cứ vaccin và phương thức đặc hiệu nào để điều trị virus Ebola.

Virus Ebola tấn công cơ thể một cách có hệ thống, có nghĩa là nó tấn công mọi cơ quan và tế bào của cơ thể, ngoại trừ xương và cơ xương. Virus Ebola gây ra những cục đông trong máu bệnh nhân và cục máu sẽ ngày càng tăng lên làm dòng chảy của máu chậm lại. Các cục máu đông bị tắc sẽ tạo thành các đốm đỏ, phồng rộp trên da người bệnh.

Bệnh nhân càng bị nặng thì những cục máu này càng to. Chúng sẽ cản trở dòng máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể như não, gan, phổi…Đến giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ bị chảy máu từ miệng, mắt, tai, mũi và những vết hở trên da. Bệnh nhân sẽ chết do mất quá nhiều máu, suy thận, hoặc bị sốc.


Ở nước ta, tính đến thời điểm này vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào nghi nhiễm Ebola. Tuy nhiên, để phòng chống dịch Ebola vào Việt Nam, Bộ Y tế đã gửi công văn tới các đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh trong cả nước để có biện pháp phòng chống nguy cơ dịch bệnh xâm nhập.

Mỹ từ chối viện trợ quân sự cho Ukraine

Tổng thống Mỹ Obama ngày 6/8 theo giờ địa phương đã khẳng định không cần thiết phải cung cấp thêm viện trợ quân sự cho Ukraine, để chiến đấu chống lại các tay súng ly khai tại miền Đông nước này, nhưng bỏ ngỏ khả năng can thiệp nếu Nga đưa quân vào Ukraine.

Mỹ từ chối viện trợ quân sự cho Ukraine
Các lực lượng Ukraine đang hướng về thành trì của phe ly khai tại Donetsk

Tuyên bố trên được ông Obama đưa ra sau khi NATO khẳng định Nga đã tăng cường lực lượng đồn trú gần biên giới Ukraine lên 20.000 binh sỹ, và có khả năng lấy cớ gìn giữ hòa bình vì mục đích nhân đạo để đưa quân vào Ukraine.

Phát biểu tại một cuộc họp báo bế mạc diễn đàn thượng đỉnh Mỹ - châu Phi tại Washington, ông Obama đã từ chối việc cấp thêm viện trợ quân sự cho Ukraine.

“Cần phải nhớ rằng quân đội Nga mạnh hơn quân đội Ukraine rất nhiều. Do đó vấn đề ở đây không phải liệu quân đội Ukraine sẽ có thêm vũ khí hay không”, ông Obama nói, và lưu ý rằng đến nay các tay súng ly khai vẫn không đủ khả năng đương đầu với sức mạnh của quân chính phủ Ukraine, dù gây ra nhiều vụ bạo lực.

“Nhưng nếu chúng ta thấy sự can thiệp của Nga, thì đó rõ ràng lại là một loạt câu hỏi khác. Giờ chúng ta vẫn chưa trong tình huống đó”, ông chủ Nhà Trắng khẳng định.

Vị Tổng thống Mỹ cho biết Washington sẽ tiếp tục cập nhật tình hình hàng ngày, hàng tuần để xác định Ukraine cần gì để bảo vệ nước mình trước các tay súng ly khai, mà phương Tây cho là được Nga hậu thuẫn.

Trong khi đó, các lệnh cấm vận của Mỹ và châu Âu đã bắt đầu gây tổn thất cho kinh tế Nga.

“Nền kinh tế Nga đang bị khựng lại”, ông Obama nói.

Thanh Tùng

Tổng hợp